Siết chặt nuôi và xuất khẩu lồng nuôi cá
Sau khi Chính phủ ban hành nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo với nhiều điều kiện ràng buộc cho nhà xuất khẩu thì hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo nghị định nuôi và chế biến xuất khẩu cá tra, với những điều kiện mang tính siết chặt việc nuôi và chế biến, xuất khẩu từ nông dân cho tới doanh nghiệp.
Theo dự thảo nghị định thì nông dân và doanh nghiệp muốn nuôi cá tra phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nuôi trồng thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, nơi nuôi phải nằm trong quy hoạch của địa phương, cơ sở nuôi phải đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, giám sát dịch bệnh và phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi cá tra.
Ngoài ra, với những trại nuôi lớn, có quy mô trên 100 tấn cá/năm còn phải chứng minh có hợp đồng bao tiêu cá với nhà máy.
Còn nhà máy chế biến, ngoài những quy định hiện hành về việc hình thành nhà máy, đối với chế biến cá tra, các nhà máy cần phải có hợp đồng cung cấp nguyên liệu ổn định tối thiểu 2 năm.
Những điều kiện nói trên đối với nhà máy và nông dân không có gì mới, bởi lâu nay trong nhiều hội nghị, hội thảo, các chuyên gia ngành thủy sản đều đề xuất áp đặt điều kiện đối với cả người nuôi cá lẫn nhà máy chế biến nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa làm được.
Nét mới nhất của dự thảo chính là việc quy định giá sàn cá tra nguyên liệu và giá sàn cá tra thành phẩm, nhằm bảo vệ nông dân nuôi cá và tránh tình trạng cạnh tranh giảm giá bán trong xuất khẩu cá tra như lâu nay.
Theo đó, giá sàn mua cá tra nguyên liệu là mức giá mua tối thiểu do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan thẩm quyền quy định và công bố làm cơ sở để các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nguyên liệu của các chủ cơ sở nuôi cá tra theo từng thời điểm. Giá sàn mua cá tra nguyên liệu được xây dựng trên các yếu tố chi phí đầu vào, bao gồm giống, thức ăn, các chế phẩm sử dụng trong nuôi, nhân công, các khoản thuế, phí, lệ phí và các chi phí khác.
Giá sàn xuất khẩu sản phẩm cá tra được xây dựng dựa trên giá nguyên liệu, các chi phí chế biến, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường và các chi phí khác và được thiết lập cho từng nhóm thị trường cụ thể và từng loại sản phẩm theo định kỳ ba tháng hoặc có thể đột xuất do cơ quan có thẩm quyền quy định sau khi có tham khảo các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
Điều đặc biệt của dự thảo là giống như gạo được giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam công bố giá sàn xuất khẩu thì cá tra cũng vậy, cũng giao cho Hiệp hội cá tra Việt Nam, hiệp thương với các đơn vị xuất khẩu, định kỳ công bố giá sàn xuất khẩu các sản phẩm cá tra.
Chế tài với giá sàn là doanh nghiệp nào mua bán nguyên liệu, sản phẩm cá tra dưới giá sàn sẽ được đưa vào danh sách tạm ngưng xuất khẩu có thời hạn.
Ngoài ra, dự thảo cũng đề cập việc thành lập quỹ bình ổn giá cá tra nguyên liệu trên cơ sở trích từ nguồn thu cá tra xuất khẩu.
Theo chebien.gov.vn
Tin khác
Phú Yên: Phát triển vùng nuôi tôm hạ lưu sông Bàn Thạch - Đa dạng hóa đối tượng nuôi theo hướng bền vữngHạn chế ô nhiễm môi trường trong sản xuất giống thủy sản
Chương trình 'SÁNG KIẾN VÀ GIẢI PHÁP VTV2' với sáng kiến 'LỒNG NUÔI CÁ BẰNG NHỰA HDPE' của Thạc sỹ Hoàng Văn Hợi
Nghề nuôi cá lồng sông Mã
Trắng mắt vì tôm chân trắng